Là thuộc địa của người Hy Lạp ở Thera, thành phố Cyren Libya là một trong những đô thị chính và quan trọng của nền văn minh Hy Lạp cổ đại ở châu Phi.
Giới thiệu về thành phố Cyrene Libya
Thành phố Cyrene Libya nằm ở chân đồi của vùng núi al-Jabal al-Akhdar. Đây là một đô thị cổ không thể thiếu trong tiến trình phát triển lịch sử lâu đời và đa sắc tộc của đất nước Libya. Nơi này cũng là điểm hợp lưu văn hoá, thương mại của châu Âu và Bắc Phi.

Thành phố Cyrene Libya
Cyrene là một thành phố Hy Lạp cổ đại lâu đời và quan trọng nhất trong số 5 thành phố của Hy Lạp trong khu vực Bắc Phi. Trong khoảng thời gian từ khi thành lập thành phố cho đến khi người La Mã chiếm đóng, Cyrene mang đặc tính Hy Lạp không bị gián đoạn.

Ảnh: billkaseem
Vào năm 1982, thành phố Cyrene Libya được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Ngày nay, thành phố này đang được xếp hạng là một trong những địa điểm bị bỏ quên và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất của UNESCO tại lưu vực Địa Trung Hải. Nguyên nhân của tình trạng đó là do việc trùng tu không đúng cách và cướp bóc nhiều hiện vật Hy Lạp mà thành phố này sở hữu.

Cyrene đã được công nhận là Di sản thế giới. Ảnh: billkaseem
Lịch sử của thành phố Cyrene Libya
Thành phố Cyrene Libya được thành lập vào năm 631 TCN do một nhóm người di cư từ đảo Thera của Hy Lạp nằm ở vùng biển Aegean. Battus, vị Vua đầu tiên của Cyrene đã thành lập nên Vương triều Battiad, cai trị Cyrene trong 8 thế hệ cho đến năm 440 TCN. Dưới sự cai trị của Battiads, thành phố này phát triển hưng thịnh về kinh tế và có sự mở rộng một số cảng mà ngày nay được gọi là Benghazi, al-Maji và Marsa Susah.

Các tàn tích ở Cyrene
Sự thịnh vượng ở Cyrene đã kéo theo làn sóng thực dân Hy Lạp. Điều đó đã khiến cho căng thẳng giữa người Libya bản địa và người Cyrene Hy Lạp ngoại quốc ngày một gia tăng và đỉnh điểm là mối quan hệ bị phá vỡ hoàn toàn. Với sự bất đồng chính kiến sâu sắc, một nỗ lực ngắn ngủi nhằm thống nhất cả người Hy Lạp và Libya theo một bản hiến pháp mới nhưng cuối cùng đã thất bại. Điều kiện đó cho phép một cuộc xâm lược của Ba Tư chiếm lợi thế bên các phe tranh chấp.

Đền thờ thần Demeter
Sau cuộc xâm lược ngắn ngủi đó, nền cộng hoà tiếp theo hầu hết không bị phân biệt về mặt chính trị. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Ptolemaic Ai Cập vào năm 323 TCN, thành phố Cyrene Libya đã trở thành một trung tâm có ảnh hưởng nhất về mặt tri thức, trí tuệ của thế giới cổ đại. Nơi đây tự hào có một trường y khoa với những nhà triết học vĩ đại. Từ đó người La Mã bắt đầu quan tâm đến Cyrene và thành phố chịu sự cai trị của người La Mã vào năm 96 TCN. Năm 67 TCN, tỉnh Cyrenaica được gắn liền với Crete và biến Cyrene trở thành thủ phủ địa phương.

Ảnh: aouusshrara
Dưới sự cai trị của người La Mã, thành phố Cyrene Libya đã có khoảng 2 thế kỷ hòa bình và tương đối phát triển. Tuy nhiên sự thịnh vượng đó đã bị phá vỡ bởi một cuộc nổi dậy vào năm 115 SCN do người Do Thái Cyrene. Trải qua một trận động đất nghiêm trọng vào năm 365 SCN lại khiến cho thành phố trở nên suy tàn. Cuộc chinh phục của người Ả Rập vào năm 642 SCN tiếp tục khiến cho sự sụp đổ của Cyrene thêm tồi tệ, để lại nơi đây sự hoang tàn, đổ nát mà cho đến ngày nay vẫn dễ dàng nhận thấy.

Ảnh: wahabelamrony
Các tàn tích ở thành phố Cyrene Libya
Thành phố Cyrene Libya có diện tích khá rộng lớn, trải dài trên 3 khu vực khác nhau đó là: Thánh địa của thần Apollo, khu vực agora chính và đền thờ thần Zeus.

Tượng thần Apolo ở trong bảo tàng. Ảnh: Stenven Sklifas
Cho đến nay đã có 3 khu vưc ở thành phố Cyrene Libya được khai quật. Ở Thánh địa của thần Apollo đã tìm thấy được bức tượng của thần Vệ nữ Cyrene và tượng khổng lồ của thần Apollo. Nơi đây được xác định là điểm định cư ban đầu của người Hy Lạp ở Cyrene. “Venus of Cyrene” là một bức tượng bằng đá cẩm thạch không đầu đại diện cho nữ thần Venus. Một bản sao La Mã theo bản gốc Hy Lạp đã được những người lính Ý phát hiện vào năm 1913. Bức tượng đó đã được vận chuyển tới Rome và ở đó cho đến năm 2008 thì nó được đem trả lại cho Libya.

Tượng đại diện cho nữ thần Venus bị hư hại vẫn đứng ở ngoài trời
Một khu vực khác đã được khai quật là địa điểm của 1 diễn đàn và nhà thờ được mô phỏng theo Kaisareion của Alexandria và 1 ngôi nhà thờ lớn được xây từ thế kỷ II với nhiều bức tranh khảm tinh xảo.
Khu vực khai quật thứ 3 nằm ở trung tâm thị trấn. Đây là điểm khai quật lớn khi phát hiện được đền thờ thần Zeus. Ngôi đền này được xây vào khoảng thế kỷ VI TCN và người La Mã xây lại vào thế kỷ II sau 1 cuộc nổi dậy của người Do Thái vào năm 115. Nơi đây đã từng bị phá hủy nhiều lần và sau một trận động đất vào thế kỷ IV thì ngôi đền bị bỏ hoang.

Đền thờ thần Zeus
Đền thờ thần Zeus được xây theo phong cách Doric với hai hàng cột 17x8m cùng kích thước 70x32m. Kích thuớc này thậm chí còn lớn hơn đền Parthenon ở Athens. Đồ đá xây dựng cho ngôi đền là những bằng chứng cho thấy người Ai Cập đã từng sửa chữa sau cuộc nổi dậy của người Do Thái. Đền thờ thần Zeus sau này có một diện mạo mới bằng đá cẩm thạch và 1 bục cao theo phong cách La Mã truyền thống.

Đền thờ thần Zeus đã từng bị phá hủy trong quá khứ
Thành phố Cyrene Libya cũng là nơi sinh của Eratosthenes, người xác định được chu vi của Trái đất. Ngoài ra, ở Cyrene còn phát hiện tượng của các triết gia, nhà thơ, tượng bán thân của Demosthenes,… Các di tích đó đều chứng minh cho nền văn hóa vĩ đại từng phát triển mạnh mẽ ở thành phố này.

Người tính được chu vi Trái đất sinh ra ở Cyrene
Những tàn tích của thành phố Cyren Libya vẫn còn tồn tại ở đó như một lời nhắc nhở về quá khứ huy hoàng của khu vực, nơi được xây dựng bởi người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nếu có dịp du lịch Libya thì hãy ghé thăm thành phố này để hồi tưởng về một nền văn minh vĩ đại của con người trong quá khứ.
Hà My (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Từ khoá: Thành phố Cyrene Libya: điểm khảo cổ hàng nghìn năm tuổi ở châu Phi
No Comments
Leave a comment Cancel